1. Tổ chức bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động:
Thành lập Hội đồng ATVSLĐ;
Quyết định Cử cán bộ an toàn, vệ sinh lao động/ thành lập bộ phận an toàn, vệ sinh lao động (kèm quy chế hoạt động);
Quyết định Cử cán bộ y tế;
Quyết định thành lập Mạng lưới ATVSV (kèm quy chế hoạt động).
2. Xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động định kỳ hàng năm, báo cáo Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội.
3. Lập hồ sơ huấn luyện An toàn vệ sinh lao động, các hạng mục phụ thuộc vào ngành nghề sản xuát, kinh doanh của doanh nghiệp:
Hồ sơ huấn luyện ATVSLĐ theo VBHN 631/2018/VBHN-BLĐTBXH;
Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
Hồ sơ huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 05/2021/TT-BCT;
Thành lập, huấn luyện nghiệp vụ sơ cấp cứu cho đội sơ cấp cứu theo Thông tư 19/2016/TT- BYT.
4. Sổ theo dõi cấp phát trang thiết bị phục vụ công tác an toàn vệ sinh lao động:
Lập sổ theo dõi cấp phát bảo hộ lao động;
Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hoặc gây tai nạn lao động;
5. Phân loại và thực hiện chế độ với người lao động:
Phân loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Lao động loại IV); lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Lao động loại V, Loại VI);
Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Lao động loại IV); lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Lao động loại V, Loại VI);
Lập, lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe định; khám bệnh nghề nghiệp; Lập hồ sơ vệ sinh lao động theo mẫu tại Thông tư 19/2016/TT-BYT.
6. Hồ sơ liên quan đến máy, trang thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
Lưu trữ, báo cáo kiểm định máy, thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định. Ghi sổ khi phát sinh bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị.
7. Ban hành và thực hiện nội quy an toàn vệ sinh lao động
Xây dựng và ban hành nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, Thường xuyên xây dựng thêm nội quy khi có máy, thiết bị mới.
Lắp đặt biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
8. Thực hiện và lưu trữ hồ sơ về công tác tự kiểm tra về ATVSLĐ:
Tự kiểm tra an toàn hàng ngày
Tự kiểm tra an toàn cấp phân xưởng
Tự kiểm tra an toàn cấp toàn công ty
9. Lập hồ sơ vệ sinh lao động; Hồ sơ đo, quan trắc môi trường lao động(ít nhất 1 lần/năm).
10. Nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
11. Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động:
Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc(mỗi năm rà soát, ban hành 1 lần);
Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
12. Báo cáo công tác ATVSLĐ
Báo cáo công tác ATVSLĐ định kỳ hàng năm 1 năm / lần, trước ngày 10/01 hàng năm.
Báo cáo về tình hình tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp định kỳ 6 tháng / lần, trước ngày 10/1 và 05/7 hàng năm.
Khai báo điều tra tai nạn lao động (Thời hạn thực hiện từng vụ tai nạn nặng, nhẹ, chết người theo hướng dẫn tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP)
Để đảm bảo chính xác và đầy đủ về hồ sơ an toàn vệ sinh lao động. Doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng dịch vụ hồ sơ pháp lý an toàn vệ sinh lao động của An toàn ST.