Hóa chất ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tai nạn cho người sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp cần cập nhật kiến thức an toàn hóa chất cho người lao động và người quản lý trực tiếp hóa chất. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, người lao động cần phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất mới đủ điều kiện làm việc với hóa chất.
Huấn luyện an toàn hóa chất được quy định tại nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, hay có liên quan về hóa chất… nếu người lao động không được huấn luyện sẽ vi phạm và bị xử phạt theo quy định. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần.
Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định. Thông thường các doanh nghiệp hay tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất nguy hiểm kết hợp với chương trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được huấn luyện bởi đơn vị được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn hóa chất trong lao động.
Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây:
Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc.
Khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.
Tham gia khóa huấn luyện người lao động sẽ biết cách làm việc an toàn với hóa chất, biết cách phòng chống, cũng như nhận diện các mỗi nguy hiểm, kịp thời đưa ra cảnh báo trong quá trình làm việc.
Việc thực hiện huấn luyện an toàn hóa chất là giúp doanh nghiệp giảm thiếu chi phí do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, giúp người lao động yên tâm làm việc và cống hiến cho công ty.
Với doanh nghiệp không huấn luyện an toàn nói chung và huấn luyện an toàn hóa chất nói riêng thì chắc chắn không tạo được lòng tin với khách hàng và người lao động, từ đó doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển kinh doanh. Vì thế huấn luyện an toàn và an toàn hóa chất đóng vai trò rất quan trọng.
Căn cứ Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP bao gồm:
Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; ví dụ: Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, trưởng phòng thí nghiệm,…
Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất; ví dụ: Phó Giám đốc, phó Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, phó trưởng phòng thí nghiệm,…
Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
Người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến hóa chất. Ví dụ: công nhân pha chế, công nhân trực tiếp tại kho chứa hóa chất…
Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
Những quy định chung của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất.
Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự.
Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Kết thúc khóa huấn luyện và vượt qua bài kiểm tra cuối khóa, doanh nghiệp sẽ nhận được quyết định công nhận kết quả hoàn thành khóa huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP kèm danh sách học viên . Quyết định do công ty TNHH huấn luyện an toàn ST cấp.
Hiểu biết về các quy định xử lý hóa chất và quy trình bao gồm vận chuyển, ứng cứu tràn đổ, khử trùng và xử lý.
Biết cách tự bảo vệ bản thân, những người xung quanh kiểm soát được các yếu tố có thể gây tai nạn hóa chất.
Được hoàn thiện các kinh nghiệm, kỹ năng thông qua những tình huống thực tiễn,
Nhận diện được các yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan đến hóa chất từ đó có thể cải thiện môi trường làm việc an toàn.
Biết cách ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, kịp thời đưa phương án xử lý khi gặp sự cố.
Chúng tôi được Bộ lao động thương binh và xã hội chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Hạng C),
Đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức cho học viên.
Trang thiết bị hỗ trợ huấn luyện an toàn đầy đủ, hỗ trợ học viên thực hành một cách tốt nhất. Có nhiều phòng học phù hợp với quy mô học viên lớn nhỏ.
Có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.
Hỗ trợ trước và sau khóa học hoàn toàn miễn phí, nhiệt tình và trách nhiệm.
Chi phí huấn luyện linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Đảm bảo Hồ sơ huấn luyện đầy đủ theo quy định của pháp luật.